Gà con thường yếu và không có sức đề kháng cao, hệ tiêu hóa và hô hấp chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy, gà con nếu không được chăm sóc chu đáo sẽ dễ bị mắc bệnh. Điều này dẫn đến gà chậm phát triển, giảm số lượng gà gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần tập trung vào việc phòng trị cho gà con giúp gà con phát triển tốt, giảm thiểu thiệt hại.
Những bệnh thường gặp ở gà con và cách phòng trị
Gà con mới nở bị yếu, nặng bụng
Đây là bệnh thường gặp ở gà con mới nở. Sau khi nở, gà con có tình trạng lông bị bết dính, gà con chậm chạp, phần bụng nặng nề. Gà con xuất hiện tình trạng này thường có tỷ lệ sống thấp.
Nguyên nhân khiến gà con mới nở mắc bệnh này là do sử dụng các loại trứng lâu ngày khiến cho phôi gà yếu, quá trình nở muộn. Gà con nở không đồng đều khó kiểm soát.
Để phòng bệnh lý này, người nuôi nên kiểm tra kỹ chất lượng trứng ấp, và đảm bảo quy trình ấp đúng kỹ thuật.
Gà con chân ngắn, cánh ngắn
Gà con có tình trạng đứng không vững, chân yếu, cánh ngắn, đầu to, phần mỏ trên quặp xuống, phần mỏ dưới ngắn,lông bết dính. Nguyên nhân gà con gặp tình trạng này là do gà giống mẹ không đầy đủ, thiếu các chất như đạm, các loại vitamin, chất khoáng. Do vậy để phòng tránh bệnh cho gà con cần bổ sung dinh dưỡng cho gà mẹ đầy đủ, giai đoạn gà bắt đầu đẻ trứng cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn dinh dưỡng để gà con nở ra khỏe mạnh.
Gà con bị khoèo chân
Biểu hiện của bệnh có thể thấy gà xuất hiện các dị tật ở chân, các khớp chân của gà bị sưng, lệch khiến gà khó di chuyển hoặc bằng khuỷu chân. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường do gà con nở quá sớm, quá muộn hoặc gà mẹ thiếu dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này bà con cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình ấp đảm bảo gà con nở sau khoảng 21 ngày ấp. Nhiệt độ ấp nên duy trì từ 37-38 độ C. Ngoài ra, gà mẹ bị thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến gà con xuất hiện tình trạng bệnh này. Vì vậy, người nuôi cũng cần chú ý đến lượng thức ăn bổ sung cho gà mẹ trong thời gian đẻ trứng.
Gà con mới nở bị bết dính lông
Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn gà con mổ vỏ, gà con bị sát vỏ, lông gà có nhiều chất nhầy vàng nhạt dính và nhanh khô. Điều này khiến gà con không mổ vỏ ra ngoài được được. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng gà con bị chết ngạt hoặc sức khỏe yếu dễ mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do quá trình ấp trứng nhiệt độ và độ ẩm không được đảm bảo. Để phòng tránh hiện tượng này bà con nên chú ý nhiệt độ và độ ẩm hợp lý cho gà con.
Bệnh bạch lỵ ở gà con
Bệnh bạch lỵ là căn bệnh lây qua đường tiêu và đường hô hấp. Là căn bệnh có độ lây nhiễm nhiễm cao. Gà con mắc bệnh bạch lỵ sẽ xuất hiện triệu chứng từ lúc mới nở đến khoảng 2 tuần tuổi. Gà con mắc bệnh thường ủ rũ, kém linh hoạt, bỏ ăn, phân gà có lẫn bọt trắng, có máu dính quanh hậu môn.
Để điều trị cần cho gà uống nước pha với Vitamin C với tỉ lệ 1g/1 lít và không cho ăn. Từ ngày thứ 2 đến ngày 5, cho gà con ăn những thức ăn dễ tiêu như: cám công nghiệp, tấm trộn với tỏi đã băm nguyễn. Đồng thời, trong thời gian này cho gà sử dụng kháng sinh Ampicoli hay Enrocolistin liên tục và bổ sung điện giải B-Complex tăng cường sức đề kháng cho gà.
Bệnh E.coli ở gà con
Căn bệnh E.coli là bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra. Đây là bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc bị truyền từ gà mẹ. Gà con mắc bệnh này sẽ có triệu chứng tiêu chảy, bụng sưng to, rốn gà bị viêm gà con mắc bệnh này có thể chết hoặc thể chất gà trở nên ốm yếu, gà chậm phát triển.
Để phòng trị bệnh cho gà con người nuôi cần chú ý kiểm soát sự lây nhiễm mầm bệnh từ gà mẹ, dụng cụ chăn nuôi. Cần thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
Điều trị cho gà con mắc bệnh E.coli sử dụng các dòng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin và Tylosin. Tiêm liên tục 2-3 ngày vào vùng da dưới cổ với liều lượng gấp 2 lần nhà sản xuất.
Bệnh khô chân ở gà con
Gà con mắc bệnh này có tình trạng ủ rũ, chậm chạp, giảm ăn, phát triển chậm. Phần da chân và mỏ gà khô, lông xù lên. Giai đoạn gà con từ 2 đến 15 ngày là độ tuổi dễ mắc bệnh này.
Để đảm bảo gà con phát triển tốt nhất cần duy trì nhiệt độ úm và thức ăn bổ sung cho gà hợp lý. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ lòng úm phù hợp. Ngoài thức ăn bình thường nên bổ sung cho gà con các chất dinh dưỡng. Sử dụng Noptress 1g pha với 1 lít nước cho gà con uống.
Bệnh cầu trùng
Bệnh này thường xuất hiện trên gà con từ 20 đến 30 ngày tuổi. Triệu chứng của bệnh này thường thấy gà con bỏ ăn, ủ rũ, chậm chạp, đi đứng không vững, đầu bị nghẹo một bên. Phân gà bị bệnh có màu xanh hoặc màu nâu có lẫn máu.
Để điều trị bệnh cầu trùng cho gà con cần sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Bà con dùng Bio-Antico trộn vào nước hoặc thức ăn của gà từ 3-5 ngày liên tiếp. Bên cạnh đó nên kết hợp cho gà sử dụng vitamin K hoặc vitamin nhóm B để tăng sức đề kháng giúp gà con nhanh khỏe.
Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà con
Lưu ý khi chăm sóc giúp gà con khỏe mạnh
Để gà con khỏe mạnh, phát triển nhanh người nuôi cần phòng tránh cho gà con bị bệnh. Để làm được điều này bà con cần lưu ý một số điều sau:
- Cần chuẩn bị và điều chỉnh chuồng úm đúng kỹ thuật
- Thường xuyên dọn dẹp, khử trùng khu vực úm, khu vực nuôi nhốt gà
- Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng úm để gà con có điều kiện phát triển tốt.
Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho gà con. Cần đảm bảo thức ăn, nước uống chất lượng, sạch sẽ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm chất điện giải cho gà tăng sức đề kháng
- Chú ý lịch tiêm vacxin và thuốc uống định kỳ cho gà để phòng bệnh
Một số thuốc phòng bệnh cho gà con
Thuốc úm Bio cho gà
Đây là loại thuốc chuyên dùng để phòng các bệnh về đường hô hấp, các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột. Đặc biệt, thuốc úm gà Bio còn giúp phòng ngừa bệnh E.coli và bạch lỵ trên gà con.
Thuốc úm cho gà Vime – Gavit
Là thuốc úm có thể sử dụng cho các loại gia cầm như: gà, vịt, chim, ngỗng,…Thuốc úm gia cầm Vime – Gavit có tác dụng chính là phòng ngừa các bệnh như: bệnh CRD, các bệnh về hô hấp: viêm xoang, viêm mũi và bệnh bạch lỵ thường gặp ở gà con.
Thuốc úm gà Ambroxitil
Thuốc úm gà Ambroxitil là loại thuốc được kết hợp giữa hai loại kháng sinh: Ambroxicilin và Tylosin với tác dụng giúp phòng trị các bệnh về đường hô hấp. Thành phần Bromhenxine có trong thuốc giúp tan đờm, giúp thông thoáng hô hấp. Thành phần Ambroxitil giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, Coryza, bệnh CRD ở gà con. Thuốc có tác dụng nhanh sau 2h sử dụng.
Thuốc úm gà Tysul T.T.S
Thuốc Tysul T.T.S là thuốc úm dùng cho gà con dưới 1 tháng tuổi. Đây là thuốc có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp gà con ăn khỏe, nhanh lớn. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và các bệnh về tiêu hóa.
>>> Cách chọn giống gà con có sức khỏe tốt để tránh các bệnh không mong muốn <<<
Trên đây là tổng hợp 8 căn bệnh thường gặp ở gà con mà bà con chăn nuôi cần chú ý. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con thông tin hữu và áp dụng nó vào thực tiễn giảm thiểu bệnh ở gà con, tăng năng suất chăn nuôi.