Bệnh thương hàn ở gà, cách xử lý mầm bệnh tránh lây lan sang đàn gà gây thiệt hại lớn

Nếu đàn gà bạn nuôi gặp phải bệnh thương hàn thì chắc chắn phải đọc bài viết này. Bài viết này sẽ giúp cho những ai đang chăn nuôi gà xử lý bệnh thương hàn một cách dễ dàng hơn. Biết được triệu chứng của gà bệnh cũng như phòng bệnh theo một liệu trình. Vậy nên còn chần chừ gì mà không tìm hiểu bài viết này nào, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh thương hàn trên gà là bệnh gì?

Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà hay còn được gọi là bệnh bạch lỵ, là một loại bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Bệnh có thể bộc phát trên cả gà lớn và gà nhỏ dẫn tới tiêu chảy phân trắng khiến gà như suy yếu. Bệnh này có tỷ lệ tử vong ở gà rất cao, do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây nên. Đặc biệt đối với những con gà mái đang trong giai đoạn đẻ trứng thì bệnh đó có thể lây lan và xâm nhập vào trong trứng.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà

Nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị mắc bệnh thương hàn là do mắc phải vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum. Đây là một loại vi khuẩn có thể sống và sản sinh ở cả cơ thể của động vật máu lạnh và máu nóng, thậm chí nguy hiểm hơn là cả ở ngoài môi trường.

Triệu chứng của bệnh thương hàn, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh mà người chăn nuôi nên biết

Bệnh bạch lỵ trên gà
Bệnh bạch lỵ trên gà

Bà con muốn cho đàn gà của mình khỏe mạnh thì cần phải tìm hiểu trước về loại bệnh này cũng như những triệu chứng mà gà mắc phải khi bị bệnh này. Bà con có thể tham khảo các triệu chứng sau đây ở những giai đoạn của gà để dễ biết đường điều trị, giúp giảm tỷ lệ tử vong của gà.

Đối với gà con

Những con gà con mắc bệnh thương hàn thì sẽ thường bị đi ngoài và ỉa chảy. Phân sẽ có màu trắng và có chứa nhiều chất dịch nhầy. Nếu quan sát kỹ ở phần hậu môn sẽ thấy phân bị bết ở phần lông đuôi. Với những trường hợp nặng hơn sẽ khiến gà bị chướng bụng không đi ngoài được và rất dễ bị tử vong

Với gà trưởng thành

Gà sẽ có biểu hiện kém ăn, phân màu vàng, gà ủ rũ, chết đột ngột do cơ quan nội tạng dễ bị nhiễm trùng.

Còn gà đẻ thì sao? 

Gà cũng sẽ có triệu chứng như gà trưởng thành, nhưng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đẻ trứng của gà. Vì khi bị nhiễm bệnh phong hàn thì bệnh sẽ lây lan và xâm nhập vào trong trứng khiến chất lượng trứng giảm xuống và trứng bị hỏng tăng lên nhiều hơn. 

Nên tìm hiểu thật kỹ những triệu chứng này để dễ dàng chăm sóc đàn gà của bạn một cách tốt nhất. Nếu có dấu hiệu, tốt nhất nên tách chúng ra xa với những con gà khỏe mạnh để tranh lây lan nhiều, giảm tỷ lệ tử vong cho gà.

Phác đồ điều trị chi tiết từ bác sĩ thú y và thuốc đặc trị hiệu quả

Bệnh thương hàn - bạch lỵ ở gà
Bệnh thương hàn – bạch lỵ ở gà

Nếu gà của bạn đã bị mắc bệnh thương hàn thì nhanh chóng điều trị cho gà để gà hạn chế tỷ lệ tử vong.  Đầu tiên, bạn nên sát trùng toàn bộ chuồng trại bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước. Sau đó nên cho gà mắc bệnh thương hàn dùng thuốc theo 3 phác đồ sau:

Phác đồ 1Phác đồ 2Phác đồ 3
– Đầu tiên bà con nên hoà nước uống FLOR 200 với liều lượng có tỷ lệ 1ml/10kg thể trọng 

– Thêm vào đó là bổ trợ, tăng sức đề kháng cho gà bệnh bằng cách:  Dùng GLUCO K-C THẢO DƯỢC với liều lượng tỷ lệ 2g/1 lít nước, BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước.
– Muốn nhanh chóng gà hết bệnh trước tiên bà con nên hoà nước uống hoặc trộn thức ăn COLISTIN-G750 với liều lượng có tỷ lệ 1g/4-5 kg thể trọng

– Đừng quên bổ trợ, tăng sức đề kháng bằng cách dùng CỐM – B.COMPLEX C NEW với liều lượng có tỷ lệ 1g/ 2 lít nước cộng thêm  MEN LACTIC liều 1g/1 lít nước
– Với pháp đồ này bà con hoà nước uống hoặc trộn thức ăn G-NEMOVIT @ với liều lượng có tỷ lệ 1g/3-5 kg thể trọng 

– Ngoài ra nên dùng thuốc bổ trợ để tăng cường sức dề kháng cho gà, bà con nên  dùng thuốc bổ – B.COMPLEX với liều lượng có tỷ lệ 1g/ 2 lít nước + MEN LACZYME liều lượng 10g/ 3 kg thể trọng.

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Gà mắc bệnh thương hàn
Gà mắc bệnh thương hàn

Làm sạch, hạn chế tối đa mầm bệnh: Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/ tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước, khử trùng trứng trước khi đưa vào lò ấp.

  • Tăng sức đề kháng cho con vật: định kỳ bổ sung NH-ADE-B.COMPLEX liều 1g/3-4 lít nước kết hợp G-POLYACID liều 1ml/1 lít nước

  • Phòng bệnh chủ động bằng kháng sinh: Dùng 1 trong các loại sau: ENRO-10S liều 1ml/6-10 kg thể trọng; COLI 102Z liều 1g/10-14kg thể trọng

Ngoài ra, bà con có thể tiêm phòng vacxin khi gà con nhỏ để gà ít bị mắc bệnh thương hàn hơn. Người xưa thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên biết cách phòng bệnh hợp lý là xác suất gà mắc bệnh ít hơn.

Cách xử lý sớm khi có gà mắc bệnh tránh lây lan sang đàn gà

Khi phát hiện gà có triệu chứng bệnh thương hàn cần lập tức cách ly những con yếu, bệnh ra khu vực riêng để dễ điều trị và cũng tránh lây lan sang những con gà khác. Sau đó khử trùng toàn bộ chuồng trại liên quan đến khu vực gần bệnh. 

Người nuôi ngoài việc dùng thuốc như 3 pháp đồ ở trên thì cũng nên bổ sung thêm thuốc trợ lực cho đàn gà khỏe như Glucose kết hợp Vitamin ADE, men tiêu hóa cùng với thuốc giải độc gan được hòa lẫn vào với nước . Với cách nên nên duy trì cho gà từ 10 – 15 ngày để gà có sức đề kháng tốt hơn có thể tránh được bệnh tật.

>>> Mọi người có thể tìm hiểu thêm nhiều loại bệnh ở gà tại đây <<<