Bệnh cầu trùng ở gà là gì? Cách phòng bệnh và điều trị hiệu quả nhất

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh thường gặp ở gà gây thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi. Vậy làm thế nào để người chăn nuôi có thể nhận biết cũng như phòng trị bệnh cầu trùng ở gà. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về đặc điểm của bệnh cầu trùng ở gà cũng như cách phòng trị hiệu quả cho căn bệnh này nhé!

Bệnh cầu trùng ở gà là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tiêu hóa. Cầu trùng ký sinh tại manh tràng và ruột non của gà gây rối loạn tiêu hóa, khiến quá trình trao đổi chất của gà bị ảnh hưởng khiến gà biếng ăn, chậm lớn, bệnh nặng có thể khiến gà tử vong. Đồng thời, khi gà mắc bệnh này sẽ khiến sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt và tỷ lệ lây lan cao. Bệnh thường phổ biến ở gà con từ 2 đến 8 tuần tuổi. Bệnh cầu trùng ở gà lây nhiễm do gà ăn phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh . 

Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà

Gà mắc bệnh cầu trùng
Triệu chứng điển hình của bệnh cầu trùng ở gà là tình trạng ủ rũ, mào nhợt nhạt

Gà mắc bệnh cầu trùng thường được phân theo thể cấp tính,  thể mãn tính và thể mang trùng. Triệu chứng của từng loại biểu hiện cụ thể:

Gà mắc bệnh cầu trùng thể cấp tính:

Gà mắc bệnh xuất hiện tình trạng ủ rũ, biếng ăn, gà gầy gò, đi lại khó khăn, lông xù, mào nhợt nhạt, phân gà có bọt màu vàng, hơi trắng hoặc phân có màu đỏ sáp, có lẫn máu. Gà mắc bệnh sẽ chết sau 2-7 ngày và xuất hiện co giật trước khi chết.

Gà mắc bệnh cầu trùng thể mãn tính:

Gà bị bệnh cầu trùng
Gà mắc bệnh cầu trùng thể mãn tính

Gà mắc bệnh thể mãn tính thường xuất hiện triệu chứng kém ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy thất thường. Gà sau một thời gian mắc bệnh bị sút cân, xù lông, chân khô, mào nhợt nhạt.

Nguyên nhân gà mắc thể mãn tính tính thường do gà mắc bệnh cấp tính chuyển sang mãn tính hoặc gà được phòng bệnh bằng thuốc nhưng không đúng liều lượng và quy trình.

Gà mắc bệnh cầu trùng thể mang trùng:

Thể mang trùng hay thể ẩn bệnh. Thể này thường mắc chủ yếu ở gà đẻ và gà lớn. Với gà đẻ khi mắc thể mang trung thường không xuất hiện triệu chứng đặc biệt, có thể thấy rõ nhất quả tỷ lệ sinh sản giảm. Với gà lớn khi mang bệnh cầu trùng thể mang trùng cũng không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, gà vẫn ăn uống bình thường chỉ thỉnh thoảng xuất hiện tiêu chảy, phân sáp.

Cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà

Vaxin phòng bệnh cầu trùng
Vaxin phòng bệnh cầu trùng

Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà

Khi gà mắc bệnh cầu trùng bà con có thể tham khảo một số loại kháng sinh đặc trị được khuyến cáo sử dụng như: Culphaquinoxolone, Amprodium, Mono Sunfadiazi, Toltrazuril, Tetracyclin, Diclazuril,….

Một nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc điều trị cầu trùng ở gà hiệu quả:

  • Trong quá trình điều trị cho gà chỉ sử dụng một loại thuốc cho 1 lần dùng, không kết hợp nhiều loại thuốc làm giảm tác dụng trị bệnh.

  • Nên thay đổi loại thuốc cho mỗi lứa gà để tránh bị nhờn thuốc

Cùng với đó cần kết hợp bổ sung thức ăn dinh dưỡng và kết hợp thuốc bổ trợ hạ sốt, cầm máu: Viatamin K, Five Cảm cúm, Hado Pradol,.. hỗ trợ tăng sức đề khác giúp gà nhanh khỏi bệnh.

Trong quá trình chữa trị bệnh cho gà cần tách riêng gà bệnh để chăm sóc đồng thời tiến hành sát trùng khu vực chuồng trại nuôi thường xuyên 2-3 ngày 1 lần để tránh việc lây lan gây thiệt hại về kinh tế.

Phòng bệnh cầu trùng ở gà

Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng biện pháp vệ sinh thú y:

  • Chuồng trại nuôi gà cần xây dựng thông thoáng, nền chuồng cần có lớp độn hút ẩm và luôn khô ráo. Thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi, dụng cụ cho gà ăn uống.

  • Sau mỗi lứa gà cần dọn dẹp, khử trùng chuồng trại trước khi nuôi lứa gà mới.

  • Định kỳ phun và khử trùng cho chuồng trại bằng các loại thuốc khử trùng hiệu quả cho chăn nuôi: Viabencovet, Benkocid, Bio-Iodine,…

Phòng bệnh cầu trùng bằng vacxin hoăc thuốc:

  • Vacxin phòng bệnh cầu trùng ở gà:

Đây là phương pháp được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay. Việc cho gà sử dụng vacxin giúp gà tạo ra kháng thể tự nhiên có khả năng phòng bệnh trong suốt vòng đời. Một số vacxin phòng bệnh cầu trùng cho gà được đánh giá cao hiện nay: Vacxin Livacox, Vacxin Immucox,…

  • Thuốc phòng bệnh cầu trùng ở gà:

Là phương pháp áp dụng dễ dàng, phù hợp với số lượng gà lớn. Với phương pháp phòng bệnh này, bà con chỉ cần dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống của gà định kỳ 1 lần/ tháng và thay đổi thuốc phòng trị sau mỗi lần dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Tìm hiểu thêm nhiều bệnh thường gặp ở gà <<<

Nhìn chung, bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh phổ biến gà thường mắc phải. Gà mắc bệnh sẽ chậm phát triển, gầy gò hoặc chết. Vì vậy, người nuôi cần chú ý quan sát nhằm phát hiện và chữa trị kịp thời. Với những thông tin về bệnh cầu trùng ở gà mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nắm rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng trị bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả nhất.