12 Bệnh Thường Gặp ở Gà Thả Vườn và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Việc phòng trị các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, giúp gà phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cáo cho người chăn nuôi. Để làm được điều này bà con cần tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách phòng trị các căn bệnh phổ biến của gà thả vườn để phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời. Vậy để hiểu rõ hơn về các bệnh thường gặp ở gà thả vườn và cách phòng bệnh cho gà, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Những bệnh thường gặp ở gà thả vườn hay mắc phải và cách phòng trị

12 bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Gà thả vườn

Bệnh cầu trùng ở gà thả vườn

Là bệnh do gà ăn phải thức ăn có lẫn các noãn bào. Gà con mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao hoặc gà phát triển chậm, thể trạng yếu, dễ mắc các bệnh khác.

Gà mắc bệnh cầu trùng
Gà mắc bệnh cầu trùng

Khi gà mắc bệnh cầu trùng thường xuất hiện các triệu chứng: lông xù, gà ủ rũ, chậm chạp, phân gà đỏ, sáp đôi khi có lẫn máu. Gà đẻ mắc bệnh sẽ khiến trứng có vỏ mỏng, năng suất trứng giảm. 

Để phòng bệnh cho gà thả vườn bà con nên dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc hòa vào nước cho gà uống. Một số thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà: Anticoc, Baycoc, Hancoc,…

Đối với gà đã mắc bệnh có thể tham khảo dùng một số loại thuốc đặc trị: Vinme Anticoc, Nova-coc, Vinacoc, Sulfacoc… và  pha theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì. Đồng thời, nên kết hợp bổ sung thức ăn dinh dưỡng và các chất điện giải, Vitamin K, ADE Complex để tăng sức đề kháng giúp gà mau khỏi bệnh.

Bệnh thương hàn ở gà thả vườn

Bệnh do vi khuẩn samonellosis gây ra và lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc lây nhiễm qua thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh này là gà ủ rũ, đi ngoài phân trắng. Với gà đẻ trứng sẽ xuất hiện tình trạng gà mẹ giảm tỷ lệ đẻ trứng, mào gà tái nhợt, teo lại; trứng gà sinh ra bị dị dạng, méo mó.

Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà

Để phòng bệnh thương hàn ở gà thả vườn có thể dùng các loại kháng sinh:

  • Oxytetracylin: 

Liều lượng từ 50 đến 80mg/gà/ngày, dùng liên tục trong năm ngày

  • Chloramphenical:

Liều lượng dùng theo tỷ lệ 1gr thuốc pha với 5-10 lít nước và dùng trong 2 đến 3 ngày.

Với trường hợp gà đã nhiễm bệnh người nuôi cần tăng gấp đôi liều lượng thuốc so với lượng thuốc phòng bệnh. Đây là loại bệnh nguy hiểm và là bệnh thường gặp ở gà thả vườn.

Bệnh dịch tả

Gà mắc bệnh dịch tả
Gà mắc bệnh dịch tả

Đây là bệnh ở gà thả vườn liên quan đến đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh này chia ra hai thể:

  • Thể cấp tính: Tỷ lệ chết cao từ 50-90%

Gà mắc bệnh dịch tả cấp tính thường xuất hiện các triệu chứng: gà bỏ ăn, ủ rũ, đứng im hoặc nằm một chỗ, ngoẹo đầu vào cánh, khó thở,…. Với gà đẻ mắc bệnh sẽ giảm khả năng sinh sản, trứng nhỏ, vỏ trứng mềm. 

  • Thể mãn tính:

Thể mãn tính thường xảy ra khi gà bị bệnh kéo dài. Triệu chứng xuất hiện ở thể này thường liên quan đến đường hô hấp, gà biếng ăn, giảm khả năng sinh sản. 

Đối với bệnh dịch tả hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị vì vậy bà con cần chú ý phòng bệnh bằng vacxin và sử dụng thêm các loại thuốc giúp tăng sức đề kháng cho gà: Vitamix, Các loại khoáng chất, thuốc Vit-plus,…

Bệnh Gumboro trên gà

Đây là bệnh truyền nhiễm thường mắc ở gà con. Gà mắc bệnh sẽ có triệu chứng như tiêu chảy, phân có màu vàng nhạt, đi lại khó khăn, bỏ ăn, gà ủ rũ, một số trường hợp gà mổ cắn vào vùng hậu môn. Sau vài ngày xuất hiện triệu chứng phát bệnh gà bắt đầu chết. Với những con còn sống sẽ bị suy giảm miễn dịch, chậm lớn dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh Gumboro trên gà hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nếu phát hiện gà mắc bệnh cần cách ly những con quá yếu. Đồng thời, cho gà uống kháng sinh Synaria hoặc Neotesol,…kết hợp bổ sung thêm các Vitamin các loại để tăng sức đề kháng, giúp gà sớm khỏi bệnh.

Bệnh Gumboro trên gà
Bệnh Gumboro trên gà (Nguồn ảnh: benisonmedia)

Để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh Gumboro gây ra, người nuôi nên tìm mua con giống chất lượng, ở khu vực không có dịch. Cùng với đó trong quá trình nuôi bà con nên sử dụng Vacxin Gumboro nhược độc tiêm cho gà con, với gà bố mẹ nên tiêm vacxin vô hoạt trước khi gà đẻ từ 4 đến 6 tuần.

Bệnh Niu-cát-xơn ở gà (Newcastle)

Bệnh này còn được biết với cái tên bệnh gà rù. Đây là một loại bệnh ở gà thả vườn với truyền nhiễm với tỷ lệ lây lan cao. Bệnh lây lan qua đường không khí và đường tiêu hóa. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 14 ngày. 

Gà mắc bệnh Niu-cat-xơn
Gà mắc bệnh Niu-cat-xơn

Gà mắc bệnh có tình trạng kém ăn, ủ rũ, ho, thở khò khè, đứt quãng. Ngoài ra, gà còn xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân gà có nước loãng trắng, lên cơn co giật theo đợt, bước đi không cân bằng, đầu bị vẹo sang một bên.

Hiện nay, bệnh Niu-cat-xơn chưa có thuốc đặc trị vì vậy cần hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà bằng cách thực hiện tốt kỹ thuật nuôi dưỡng, thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi, tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng Vacxin cho gà.

Bệnh giun đũa ở gà thả vườn

Là bệnh thường gặp ở gà thả vườn do giun đũa ký sinh trong ống ruột khiến gà giảm ăn, chậm lớn, gầy gò. Để điều trị cho gà bà con có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc như Mebendazol, Levamisol hoặc Ivermectin. Đồng thời sử dụng thuốc Moxcolis với liều lượng 1g,10kh/ngày. Cho gà uống 2 lần trong ngày và liên tục từ 3 đến 5 ngày.

Bệnh giun đũa trên gà
Bệnh giun đũa trên gà

Bên cạnh việc dùng thuốc người nuôi cũng nên kết hợp những loại thuốc bổ: men vi sinh, các khoáng chất, vitamin giúp gà tăng cường sức đề kháng.

Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà

Gà thả vườn mắc bệnh xuất hiện các mụn viêm tấy ở những khu vực da không có lông và chia làm hai loại:

  • Đậu gà khô: Các mụn viêm hình hạt đậu xuất hiện bề mặt khu vực da không có lông, các vùng da hậu môn, trong cánh, mào, quanh mắt,…Mụn giai đoạn đầu sưng tấy có màu trắng hoặc màu hồng nhạt, một thời gian sẽ chuyển qua tím sẫm. Ở giai đoạn này mụn khô lại đóng thành vảy dễ bong. 
  • Đậu gà dạng ướt: Các nốt mụn mọc ở niêm mạc. Các vết viêm xuất hiện ở miệng, thanh quản, vẩy mỏ. Sao một gian các vết viêm sẽ loang dần tạo thành nốt phồng, phần niêm mạc hồng chuyển sang màu đỏ sẫm, dày lên và cuối cùng tạo thành các lớp màng giả dính chặt ở niêm mạc khiến cho gà ăn uống, hô hấp khó khăn.

Gà mắc đậu gà dạng ướt sẽ xuất hiện tình trạng sưng mặt, chảy nước mũi, mắt có ghèn nhớt.

Để phòng bệnh đậu gà bà con cần tuân thủ lịch tiêm vacxin cho gà. Thường xuyên vệ sinh khu vực chuồng trại sạch sẽ và chú ý diệt ruồi muỗi định kỳ.

Với gà mắc bệnh cần phải chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy mụn sau đó sử dụng cồn hoặc nitrat bạc, glycerin, iod,..bôi hàng ngày cho gà. Với đậu gà dạng ướt cần dùng bông lau sạch phần màng giả sau đó nhỏ thuốc sát trùng nhẹ. Đồng thời, cho gà dùng thêm kháng sinh liều nhẹ để  tránh gà nhiễm các bệnh thứ phát xâm nhập. 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thả vườn

Bệnh tụ huyết trùng trên gà
Bệnh tụ huyết trùng trên gà

Đây là bệnh truyền nhiễm  do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra  ở ba mức độ, ba thể bệnh:

  • Bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính (thể ác tính): gà mắc bệnh ở thể này không xuất hiện triệu chứng mà thường chết đột ngột. 

  • Bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính: gà mắc bệnh thể này sẽ xẩy ra tình trạng ủ rũ, bỏ ăn, chậm chạp, xù lông, miệng có dãi đục, nhớt, sùi bọt, gà khó thở, phân loãng có lẫn dịch nhầy,…Sau 24-72 giờ ủ bệnh gà thường chết do kiệt sức, tỷ lệ chết của gà khi mắc thể này là 50%.
  • Bệnh tụ huyết trùng thể mãn tính: Gà mắc bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài khiến gà sụt cân, khớp sưng, què, tích sưng to, với gà đẻ thường sẽ giảm tỷ lệ đẻ.

Đề phòng trị bệnh tốt nhất người nuôi cần làm tốt công tác phòng bệnh. Đầu tiên, khi chọn mua gà giống về nuôi cần chọn những nói cung cấp gà giống uy tín, khi đưa gà về nuôi cần tách nhốt riêng từ 7-10 ngày đảm bảo gà không mắc bệnh mới thả vào đàn. Tuyệt đối không đưa vật nuôi lạ về nuôi hoặc giết mổ.

Một điều hết sức lưu ý để phòng bệnh cầu trùng cho gà chính là bà con cần cho gà sử dụng kháng sinh nhẹ định kỳ giúp gà tăng khả năng phòng bệnh. 

Với gà đã mắc bệnh người nuôi có thể sử dụng Streptomycin với liều lượng 120-150mg/kg pha với Penicillin liều lượng 150mg/kg hoặc kết hợp Chlortetracyclin liều lượng 40mg/kg.

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Hay thường được gọi tắt là bệnh CRD, là căn bệnh ở gà thả vườn có tính lây lan mãn tính liên quan đến đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, độ ẩm không khí cao, gió mùa khiến tỷ lệ mắc bệnh ở gà tăng cao.

Triệu chứng điển hình của bệnh là hắt hơi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, mí mắt sưng tấy, dính vào nhau. Gà mắc bệnh thường bỏ ăn do khó thở, xù lông tình trạng kéo dài sẽ khiến gà gầy đi nhanh chóng và chết. 

Để phòng bệnh đường hô hấp mãn tính ở gà người nuôi cần thực hiện tốt quy trình vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại định kỳ. Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của gà đảm bảo công tác phòng chữa kịp thời. Với gà con dưới một tuần tuổi có thể sử dụng thuốc phòng đặc hiệu Tylosin. Sử dụng để tiêm dưới da hoặc hòa với nước cho gà uống liên tục từ 3- 5 ngày.

Với gà mắc bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc khi gà xuất hiện triệu chứng bệnh bà con có thể tham khảo chữa trị bằng các loại thuốc kháng sinh: Tylosin, Streptomycin, Penicillin, Dynamutilin, Tetracyclin, Furazolidon, Streptomycin, Chloramphenicol… kết hợp bổ sung cho gà thuốc bổ, các loại vitamin.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thả vườn

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là căn bệnh ở gà thả vườn liên quan đến đường hô hấp. Gà mắc bệnh này thường bị sốt, ủ rũ, giảm ăn, mắt và mũi có dịch chảy ra. Với gà đẻ mắc bệnh giảm số lượng trứng, xuất hiện trứng có dị dạng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà chưa có thuốc đặc trị vì vậy bà con chăn nuôi cần chú trọng khâu phòng bệnh. Các biện pháp quản lý dịch tễ, vệ sinh thú y khi nuôi lứa gà mới cần được chú trọng. Để phòng bệnh tốt nhất cho gà bà con nên sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà con.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà thả vườn

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Đây là bệnh ở gà thả vườn có tính truyền nhiễm cao với triệu chứng đặc trưng là ho. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-5 ngày. Gà bị bệnh có triệu chứng chảy nước mũi, nước mũi đặc , viêm kết mạc thanh dịch, mắt sưng, mí khép lại. Gà biếng ăn, ủ rũ, giảm sinh sản ở gà đẻ.

Để phòng bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà thả vườn cần đảm bảo công tác vệ sinh khử trùng, chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát, nhưng vẫn đảm bảo kín gió khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà.

Với gà mắc bệnh dùng kháng sinh: 

  • Streptomycine 5g + Penicillin 2g. Tỷ lệ thuốc cho 50kg thể trọng gà và tiêm 2-3 lần, mỗi lần cách nhau không quá 72 giờ.
  • Sử dụng thuốc Chlogramphenicol tỷ lệ 0,4g/lít nước hoặc tỷ lệ 200-250g/tấn thức ăn chia ra dùng 4-7 ngày.

Bệnh nhiễm trùng máu ở gà thả vườn (bệnh E.coli)

Bệnh nhiễm trùng máu ở gà thả vườn là bệnh do vi khuẩn Echerichia coli gây ra. Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống ở đường tiêu hóa. Khi sức khỏe của gà giảm đi hoặc có sự tác động của virus hoặc vi khuẩn khác vi khuẩn E.coli sẽ phát triển thành bệnh. 

Khi mắc bệnh ở gà con xuất hiện tình trạng bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, tiêu chảy, có phân trắng; ở gà lớn những triệu chứng này không rõ rệt. Gà bị bệnh sẽ ốm dần và chết do kiệt sức.

bệnh E.coli ở gà
Bệnh E.coli ở gà

Ngoài việc giữ vệ sinh khu vực nuôi thả, lựa chọn nguồn nước sạch có tỷ lệ vi khuẩn E.coli thấp tránh gây bệnh cho gà.

Khi gà có dấu hiệu bệnh cho gà sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Chloramphenicol 10% pha với tỷ lệ 4 ml/1 lít nước hoặc sử dụng Tetracyclin với liều lượng 400 g/tấn thức ăn. Đồng thời, kết hợp bổ sung các vitamin tổng hợp A, B.

Cách phòng bệnh cho gà thả vườn

Để phòng bệnh cho gà thả vườn bà con chăn nuôi cần chú ý:

  • Khi xây dựng chuồng nuôi cần bố trí tạo không gian thông thoáng, nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi gà thả vườn cần nhiều ánh sáng để phát triển cũng như phù hợp với tập tính của gà.
  • Khu vực thả gà nên lót nilon, lát xi măng bên trên sau đó đổ cát vàng dày từ 10-15cm giúp hạn chế xâm nhập của giun sán, là nguồn lây nhiễm của một số bệnh.
  • Hạn chế tối đa việc nuôi nhốt với gà thả vườn, nên thường xuyên cho gà phơi nắng giúp gà phát triển tốt, khỏe mạnh.

  • Với nền chuồng nên dùng trấu đã được ủ men vi sinh vừa tiết kiệm thời gian dọn phân, vừa giảm thiểu khí amoniac. Điều này giúp hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh cho gà và giúp gà phòng các bệnh như: bệnh về hô hấp, bệnh cầu trùng, bệnh về nấm,..
  • Khu chuồng nuôi và bãi thả cần được thường xuyên dọn dẹp, khử trùng. Sau mỗi lứa nuôi cần thực hiện sát trùng khử khuẩn trước khi thả lứa gà mới.

Quy trình phòng bệnh cho gà thả vườn

Lưu ý trong quá trình tiêm phòng cho gà thả vườn

Trước khi thi hiện tiêm vacxin cho gà bà con cần lưu ý những quy tắc dưới đây để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như sức khỏe của đàn gà:

  • Khi có lịch tiêm người nuôi cần chú ý ngưng cho cho gà uống nước trước hai tiếng giúp gà hấp thụ lượng vacxin tốt nhất.
  • Cần vệ sinh và sát khuẩn bằng Axit hữu cơ Megacid L hoặc dung dịch Nano bạc cho tất cả dụng cụ dùng để tiêm. 
  • Khi pha vacxin cho gà uống cần pha đúng liều lượng được chỉ định và cho gà uống hết trong 2 giờ.
  • Mũi tiêm cho gà nên chọn kích thước 0,75 cc hoặc kim 1 cc
  • Tùy vào từng loại gà để chọn hình thức tiêm bắp hoặc thực hiện tiêm dưới da.

Lịch tiêm Vacxin và thuốc phòng bệnh ở gà thả vườn

Tiêm vacxin giúp gà sản sinh hệ miễn dịch mới giúp gà phòng bệnh. Việc tiêm đầy đủ vacxin cho gà giúp gà hoàn thiện hệ miễn dịch gà phát triển khỏe mạnh. Thời gian tốt nhất để cho gà thả vườn sử dụng vacxin là từ 1 cho đến 42 ngày tuổi. Lịch tiêm vacxin và thuốc phòng bệnh ở gà thả vườn:

Ngày tuổiNgày tuổiPhòng bệnh
1 ngày tuổiTiêm Vacxin MarekPhòng bệnh Marek
3 ngày tuổiUống Vacxin CoccivacPhòng bệnh cầu trùng
5 ngày tuổiVacxin IB-NDPhòng bệnh viêm phế quản
Bệnh Newcastle
7 ngày tuổiVacxin NemovaPhòng bệnh sưng phù đầu gà
10 ngày tuổiNhỏ thuốc Gumboro, PoxPhòng bệnh Gumboro
Phòng bệnh Đậu
14 ngày tuổiTiêm dưới da Vacxin AlPhòng cúm gia cầm
18 ngày tuổiNhỏ lại Vacxin IB-ND lần haiPhòng bệnh viêm phế quản
Bệnh Newcastle
42 ngày tuổiVacxin NDPhòng bệnh Newcastle

Bài viết trên đây là tổng hợp 12 bệnh thường gặp ở gà thả vườn thường gặp nhất. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã tổng hợp sẽ là kiến thức hữu ích cho bà con trong việc phòng trị bệnh ở gà thả vườn giúp gà phát triển khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.