Bệnh Gumboro trên gà (bệnh Bursal) | Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bệnh Gumboro ở gà là căn bệnh truyền nhiễm ở trên gà. Vậy bệnh Gumboro ở gà là gì? Làm sao để phòng trị hiệu quả căn bệnh này? Hãy đi tìm câu trả lời cho vấn đề này với bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh Gumboro trên gà – Bệnh Bursal

Bệnh gumboro
Bệnh gumboro

Bệnh Gumboro ở gà là bệnh truyền nhiễm do một loại  virus thuộc họ Birnaviridae – một loại vi rút ARN hai sợi. Các triệu chứng của bệnh lâm sàng có thể bao gồm trầm cảm, tiêu chảy ra nước, xù lông và mất nước. Tùy thuộc vào chủng IBDV và sự hiện diện miễn dịch của gà mẹ, bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng bệnh lâm sàng hoặc cận lâm sàng ở gà con.

Đây là căn bệnh thường xảy ra ở gà từ 1 tuần đến 12 tuần tuổi, đặc biệt với gà con từ 3 đến 6 tuần tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất. Virus Gumboro làm cho túi Fabracius – cơ quan sản sinh dịch thể miễn dịch đề kháng của gà bị sưng lên, xuất hiện tình trạng xuất huyết hoặc teo đi.

Bệnh Gumboro có thể lây lan thông qua truyền nhiễm từ mẹ sang con, lây lay theo đường tiêu hóa, ăn uống, qua không khí hoặc lây qua các dụng cụ chăn nuôi. Các virus sẽ xâm nhập vào cơ thể gà thông qua những con đường này sau đó tấn công vào các tế bào Limpho của ống tiêu hóa và gan. Sau khi tấn công tế bào Limpho virus tiếp tục di chuyển và xâm nhập túi Fabricius và gây nên bệnh tích tại đây.

Gà mắc bệnh Gumboro tuy tỷ lệ chết không cao tuy nhiên vẫn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi do gà mắc bệnh hệ miễn dịch bị phá hủy khiến sức đề kháng của gà giảm xuống dễ mắc các bệnh khác khiến gà chậm lớn.

Cách chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà

Nguyên nhân bệnh gumboro

Triệu chứng bệnh gumboro ở gà

Gà mắc bệnh Gumboro thường có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 ngày. Sau thời gian này gà sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh:

  • Trong đàn xuất hiện tình trạng một số gà tự quay đầu mổ vào hậu môn. Gà hoảng loạn, bay tán loạn trong chuồng.

  • Gà bắt đầu bỏ ăn, sụt cân nhanh, ủ rũ, đi không vững, tụ lại từng đám.

  • Nền chuồng ẩm ướt do gà bị tiêu chảy nhiều. Gà uống nhiều nước hơn bình thường, phân loãng có bọt trắng.

  • Gà trong đàn bắt đầu chết dần vào ngày thứ 3 – 5 khi xuất hiện triệu chứng và sau đó tỷ lệ chết giảm dần đến ngày thứ 10 thì bắt đầu dừng lại. Trước khi chết gà thường xuất hiện tình trạng chân bị liệt và kêu ré lên.

Gà mắc bệnh gumboro
Gà mắc bệnh gumboro

    Bệnh tích bệnh gumboro ở gà

    Phân gà khi mắc bệnh Gumboro
    Phân gà khi mắc bệnh Gumboro
    • Gà chết do bệnh ở vùng cơ đùi và cơ ngực có biểu hiện xuất huyết nặng. Xuất huyết có thể từng chấm nhỏ hoặc từng vùng lớn; nếu gà xuất huyết nặng toàn bộ cơ của gà thẫm lại.

    • Sau 48 đến 72 giờ bị nhiễm bệnh, túi Fabricius của gà bị sưng to gấp 2 -3 lần so với kích thước ban đầu. Túi Fabiricius sưng to nhất vào ngày thứ 3 và teo nhỏ ở ngày thứ 5.

    • Thời gian đầu nhiễm bệnh các múi nang túi lồi ra, có màu trắng ngà. Khi mổ tui ra thấy tình trạng xuất huyết nặng trong túi.

    • Thận gà sưng, xuất hiện muối urat ứ đọng trong ống dẫn niệu. Với bệnh tích ở thận thường sẽ gặp ở gà bị chết hoặc bệnh trong giai đoạn phát triển.

    • Ở ruột đa dạng xuất hiện các bệnh tích: Phần ruột căng chứa nhiều nước, giai đoạn sau của bệnh ruột xuất hiện nhiều chất trắng đục, viêm xuất huyết tràn dọc theo đường ruột đến hậu môn.

    • Sau 2 đến 3 ngày nhiễm bệnh phần lá lách của gà cũng có tình trạng bị sưng lên, và giảm đi như túi Fabricius. Vào giai đoạn cuối của bệnh, khi tiến hành mổ khám sẽ không phát hiện ra bệnh lý đặc thù do sự phục hồi đặc thù của lá lách.

    • Khi gà nhiễm bệnh các cơ quan như gan. tim, dạ dày, phổi cũng có bệnh tích tuy nhiên không điển hình, khó quan sát, chẩn đoán.

    Chuẩn đoán bệnh gumboro
    Chuẩn đoán bệnh gumboro

    Phòng và điều trị bệnh Gumboro trên gà

    Vacxin phòng bệnh gumboro
    Vacxin phòng bệnh gumboro

    Phòng bệnh Gumboro ở gà

    Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh Gumboro trên gà, người nuôi cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp sau:

    • Khu vực chuồng trại nuôi gà cần được xây dựng riêng biệt với khu vực dân cư, xung quanh khu vực nuôi cần có rào ngăn.

    • Luôn luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh khử trùng, tiêu độc. Khu vực nuôi nhốt cần được vệ sinh, sát trùng theo định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng dùng cho thú ý như: Iod, Chloramib, Formalin,…

    • Nên cho gà tiêm vacxin phòng bệnh từ 3 – 10 ngày tuổi. Tùy vào lượng kháng thể thụ động từ gà mẹ truyền cho gà con và loại vacxin để tiến hành tiêm cho gà.

    • Cho gà dùng vacxin bằng cách tiêm trực tiếp, nhỏ mắt, nhỏ mũi  hoặc hòa thuốc vào nước cho gà uống

    Thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà

    Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh Gumboro ở gà đặc hiệu tuy nhiên bà con có thể tham khảo một số loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị:

    • Tiêm kháng thể Gumboro cho cả đàn, với gà bệnh tiêm tỷ lệ từ 1 -2ml/con, 2 mũi cách nhau khoảng 3 ngày. Nếu cho gà uống cần tăng liều lượng gấp đôi để đảm bảo hiệu quả.

    • Kết hợp cho gà dùng bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin cho gà uống liên tục giúp tăng cường đề kháng cho gà.

    • Tuyệt đối khi gà mắc bệnh Gumboro không được sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh khiến tăng tỷ lệ chết.

    >>> Tìm hiểu cách điều trị bệnh marek <<<

    Bài viết trên đây là những thông tin về bệnh Gumboro ở gà và cách phòng trị căn bệnh này hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho việc chăn nuôi và phòng bệnh ở gà cho bà con.