Gà lông lụa (Silkie) – Trào lưu thú cưng mới 2023

Gà lông lụa là một giống gà đang gây sự chú ý trong giới những người yêu thích vật nuôi. Nó thu hút sự chú ý từ mọi người nhờ bộ lông óng mượt. Không chỉ thế giống già này còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Hãy cùng Trang Trại Gà tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Nguồn gốc của gà lông lụa

Gà lông lụa
Gà lông lụa

Gà lông lụa hay còn được gọi với cái tên khác là gà Silkie, gà lông xù,… Chúng sở hữu vẻ ngoài lạ mắt với nhiều màu sắc. Một phần cũng do gà này dễ chăm sóc nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi hỏi đến xuất xứ của gà Silkie thì rất ít người biết.

Hiện nay, nguồn gốc chính xác của gà này vẫn chưa được ai làm rõ. Nhiều thông tin cho rằng, gà lông xù xuất xứ từ đất nước Trung Quốc. Sau đó được đưa đến châu Âu cách đây khoảng 200 năm. Hiện nay thì giống gà kiểng này đã được nuôi phổ biến trên khắp các quốc gia trên thế giới. 

Gà lông lụa với những đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật của gà lông lụa
Đặc điểm nổi bật của gà lông lụa

So với những giống gà khác thì Silkie có đặc điểm khác biệt như sau:

Lông gà

Đây là đặc trưng của Silkie. Gà này có bộ lông mềm và xù như lông của chó Nhật. Phần lông phủ toàn thân kể cả đầu. Người ta chỉ có thể nhìn thấy mặt của chúng và hay ví von giống gà này lai giữa thỏ và gà. Silkie mang bộ lông có đủ màu sắc.

Điều kiện sống

Gà có thể sống ở điều kiện khí hậu lạnh và ấm. Do đó tại Việt Nam chúng ta sẽ bắt gặp giống gà này ở một số vùng khu vực miền Nam. 

Vòng đời của gà

Gà trưởng thành có thể nặng từ 1.5 đến 2kg. Mỗi con có vòng đời kéo dài chỉ từ 7 đến 8 năm. Nếu mọi người chăm sóc tốt thì gà có thể sống được 9 năm. Tỷ lệ ấp trứng của gà mái rất cao. Mỗi mùa sinh sản thì gà chỉ đẻ được khoảng từ 7 đến 8 quả trứng.

Thức ăn

Silkie không kén đồ ăn và rất dễ nuôi so với nhiều loại gà ở nước ta. Thức ăn chủ yếu đó chính là gạo, thóc, rau xanh. 

Hướng dẫn cách nuôi gà lông đạt chuẩn

Cách nuôi gà lông lụa

Việc chăm sóc gà lông lụa thực sự không khó. Tuy nhiên để gà có thể nhanh lớn và sống khỏe mạnh thì là một vấn đề khá khó khăn. Nếu bạn muốn nuôi gà Silkie đạt kết quả tốt thì hãy tham khảo một vài bí kíp chăm sóc ở dưới đây: 

Xây dựng chuồng nuôi gà

Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm khi nuôi gà lông lụa. Bởi vì chuồng trước xem như ngồi nhà của gà. Vì thế mọi người cần phải chuẩn bị chuồng trại thật tươm tất trước khi đưa gà về nhà nuôi. Giống gà này có kích thước khá nhỏ so với những giống gà khác nên khi làm chuồng không cần quá lớn. 

Bên cạnh đó, chuồng gà cũng cần phải đáp ứng được các yếu tố quan trọng sau:

  • Chọn vị trí xây dựng chuộng tại nơi thoáng mát. Phải đảm bảo vệ sinh cho chuồng, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. 

  • Trên nền của chuồng cần được lót trấu, cỏ khô, cát rơm để chuồng luôn trong trạng thái sạch sẽ. Ngoài ra, lớp lót cũng xem như đệm để bảo vệ cho cơ thể của gà. Bạn nên sử dụng đa dạng lớp lót và thay đổi định kỳ để ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. 

  • Chú ý phần ánh sáng cho chuồng. Nên để chuồng được chiếu sáng bởi ánh mặt trời. Điều này sẽ tiêu diệt bớt vi khuẩn và mầm bệnh cho chuồng gà. 

  • Nên để ánh nắng mặt trời sưởi vào chuồng trại để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh. 

Thức ăn và nước uống

Để gà lông lụa mau lớn thì mọi người hãy chuẩn bị đầy đủ thức ăn và nước uống cho gà. Dụng cụ đựng thức ăn thì phải đảm bảo sạch sẽ và được làm sạch mỗi ngày. Đây là việc làm cần thiết giúp hạn chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Thời gian cho gà ăn cũng phải tuân theo lịch trình cụ thể. 

Những điều bạn cần ghi nhớ khi cho gà ă đó là:

  • Thức ăn cho gà cần phải được đa dạng về chủng loại. Mọi người có thể lựa chọn những loại thức ăn sau:
    • Tinh bột: Bao gồm thóc, cám, ngô,…
    • Mồi: Cá nhỏ, lươn trạch, tép nhỏ,….

    • Rau xanh: Giúp gà bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cần thiết. Mọi người có thể bổ sung thêm giá đỗ, chuối, bèo, rau cải cho gà. 

  • Khi cho ăn thì phải dựa vào độ tuổi của gà để lấy lượng thức ăn phù hợp. Phải cho gà ăn đủ no để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình sinh trưởng của gà. 

  • Cho gà ăn đúng giờ và theo một lịch trình có sẵn

Thả gà ra vườn

Để tăng sự linh hoạt và nhanh nhẹn cho gà lông lụa thì mọi người hãy thả gà ra vườn. Lúc này đàn gà có thể tự đi kiếm thức ăn như vậy gà sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khi thả mọi người cần phải chú ý về vấn đề thời tiết, khí hậu. Chỉ nên thả những ngày ấm áp và khô ráo. Bạn cũng có thể thả gà vào sáng sớm để cho gà tắm nắng. 

Biện pháp phòng bệnh 

Các căn bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của gà. Do đó, khi nuôi gà lông lụa mọi người cần phải tiêm phòng bệnh theo đúng lịch trình. Khi tại nơi bạn sinh sống có dịch bệnh xuất hiện thì cần phải kịp thời cách ly gà với nguồn bệnh. Nếu trong đàn có gà bị bệnh thì hãy tách ra khu vực riêng để chăm sóc. 

Những lưu ý cần ghi nhớ khi nuôi gà lông lụa

Giống gà lông lụa

Ngoài kinh nghiệm nuôi gà lông xù ở trên thì các bạn cũng cần phải ghi nhớ một vài vấn đề sau đây: 

  • Nếu có con gà hung hãn không thân thiện ở trong đàn gà thì hãy tách riêng nó ra. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến những con gà khác.

  • Khi gà mới nở thì mọi người hãy sử dụng loại đèn sợi đốt để sưởi ấm. Tuy nhiên, để hạn chế việc gây bỏng thì bạn không nên chiếu đèn trực tiếp lên con gà.

  • Khi xây dựng chuồng trại thì nên cố gắng để chuồng có thể thông gió tốt nhất.

  • Vào mùa hè thì hãy cố gắng cung cấp nước sạch cho gà đầy đủ để giải khát.

  • Bởi vì gà Silkie có kích thước nhỏ nên không được để các khe lỗ quá to. 

  • Cần đi gặp thú y ngay khi gà có dấu hiệu bị bệnh. Tuyệt đối không được để gà bị bệnh nặng mới chữa trị. 

Như vậy, bài viết này đã giúp mọi người tổng hợp đầy đủ thông tin về gà lông lụa. Đây là một giống gà mang lại giá trị kinh tế rất cao nên các bạn có thể nghiên cứu để kiếm thêm thu nhập.