Nguồn gốc và đặc điểm của giống gà tre là như thế nào? 

Gà tre không chỉ có giá trị về nông nghiệp mà ngày càng được chú trọng để phát triển về giá trị công nghiệp. Theo đó với những giống gà lai tạo, gà nhập khẩu thì sẽ có hình dáng và bộ lông đẹp và mượt có thể để làm cảnh. Tuy nhiên, đây là một loài vật có nguồn gen độc đáo cần có sự thuần chủng vậy nên phải có hướng quan tâm đúng mực. Cùng trangtraiga tìm hiểu ngay về đặc điểm của giống gà tre nhé!

Tìm hiểu nguồn gốc của giống gà tre

Gà tre đá hay
Gà tre

Giống gà tre (chính xác bắt nguồn là mon-che theo tiếng khmer). Là một giống gà xịn thuộc vùng bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Bộ. Là giống gà lông mượt sáng có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh vì khá dễ nuôi. 

Tuy nhiên giống gà này dường như chưa được giới khoa học thế giới nghiên cứu một cách nghiêm túc. Chưa thấy có tư liệu chính thức hay một bài khoa học nào viết về loài này. Tên gọi của nó trước được biết là “Gà Che” (“Bi-che” theo cách gọi của người dân tộc Khmer). Về sau, khi giống gà này phổ biến tới khắp Việt Nam người Việt ta lại tưởng cái tên “Che” là do gốc dân miền Tây Nam Bộ đã phát âm sai nên sửa lại là Gà Tre.

Các đặc điểm về gà tre

Gà tre
Gà tre

Gà tre là giống gà thuần chủng có trọng lượng nhỏ gọn nhất Việt Nam. Khối lượng 1 con trưởng thành chỉ khoảng 800 grams đối với gà trống, 600 grams với gà mái. Có một vài con trưởng thành ở 1 vài chi nhánh trọng lượng chỉ đạt khoảng 400g.

Thân hình

Thân hình con gà tre nhỏ, hình dáng toàn thân thon gọn và cân đối. Đầu và mặt chúng đều nhỏ, mỏ nhọn có hình giống tam giác, mào đỏ thẫm, kích thước chỉ vừa phải, nằm thẳng đứng phía trên đỉnh đầu chú gà. Bờm gà to và dài hơn nằm phía cổ, khá suôn thẳng và mượt. Lông đuôi gà có 3 lớp óng mượt xếp chồng vào nhau là lông phủ, lông đỡ, lông chúa các lớp đều dày và dài, đuôi gà xòe ra rất đẹp mắt. Lông chúng nhìn chung bóng mượt, thon dài, ôm khá gọn vào cơ thể.

Tính cách

Đặc điểm của gà tre thì rất hiếu chiến, đặc biệt là những con trống lực lưỡng nếu để thể hiện vị thế đầu đàn, bảo vệ lãnh thổ và hấp dẫn các con gà mái thì càng hung dữ. Do đó, khi gặp những con gà trống kể cả khác nó đều có thể lao vào đấm đá ngay như những chiến binh nhỏ con thực thụ trên chiến trường.

Thức ăn 

Thức ăn của gà tre phải nói rất đa dạng: từ thóc ẩm, gạo, giun, dế, các loại côn trùng, rau, chuối,… đều có thể ăn ngon lành được.

Nuôi gà này mái chỉ khoảng 8 tháng là có thể lấy trứng, gà đẻ trứng tầm khoảng 4 lứa mỗi năm, mỗi lứa gà đẻ có thể lên tới 10 quả.

Giống loài

Tùy vào màu và sắc tố của lông, độ lai tạo bố mẹ và tính hiếu chiến, trên thị trường có rất nhiều loại giống gà khác nhau từ gà tre thuần chủng đắt tiền, gà tre lai, gà tre nhập khẩu nước ngoài,… đều có thể dùng cho các mục đích như nuôi gà tre làm thịt đặc sản, nuôi gà tre thả vườn, dùng làm cảnh hoặc gà tre đi chiến.

Gà tre thuần chủng có 3 loại màu lông chung cơ bản:

  • Gà chuối: lông nó màu trắng, đỏ và đen kết hợp ở gà trống. Ở cổ và phần lông mã ở lưng gà có màu trắng điểm vài sọc đen trông rất đẹp. Gà mái thường không pha ánh đỏ trên người. Lông đuôi và bụng có màu đen tuyền óng ánh lên. Loại gà này phổ biến nhất trong các loài gà tre thuần chủng có tại Việt Nam.

  • Gà điều: tương tự giống gà chuối tuy nhiên phần lông cổ và lưng pha thêm màu đỏ tía, đỏ lửa chói. Gà mái có lông màu vàng nâu vàng nhạt pha với màu đen.

  • Những loại gà khác tập chung chỉ có màu lông trắng và đỏ, phần lông lưng có màu đỏ tía ánh.

Khả năng sinh sản của gà tre 

Gà tre đẹp
Gà tre đẹp

Giống gà tre có thể trưởng thành thật sự thành thục thì sau tám tháng với gà mái và một năm gần hoặc hơn đối với gà trống. Khả năng đẻ trứng sinh sản của gà mái có sự thay đổi tùy theo cá thể. Nếu để sinh sản không kích tự nhiên thì gà đẻ khoảng ba đến bốn lứa một năm. Nếu ta lấy trứng để ăn không cho gà ấp thì mỗi lứa sẽ cách nhau từ 20 đến 25 ngày. Số lượng trứng mỗi lứa thường được trên dưới mười quả, một số cá thể hiện nay có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lần.

Các giống gà tre cực chiến, gà tre làm cảnh hiện nay

Gà tre giống
Gà tre giống

Hiện nay có những giống gà nổi tiếng nào để dùng làm cảnh và để đá chọi cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!

Gà tre Tân Châu của tỉnh An Giang 

Giống Gà tre của An Giang Tân Châu là kết quả lai tạo giữa gà vùng Nam Bộ xưa với một số giống gà làm cảnh thuộc thị xã Tân Châu tỉnh An Giang.

Gà Tân Châu có đặc điểm là loại gà làm cảnh có bộ lông dày, mịn, bóng mượt, phủ kín đều toàn thân. Phần lông cổ gà là đặc trưng nổi bật nhất của giống loài này: rất dài và mềm  như sunsilk phủ kín từ vùng tai đến giữa lưng. Phần thân Tân Châu khá nhỏ được bao phủ bởi bộ lông dày, chỉ nặng khoảng 1 kilogram là nhiều. 

Lông đuôi giống tân châu khá rộng, cong như trải xuống mặt đất. Ở An Giang, xuất hiện thêm giống gà Tân Châu đuôi dài tới gần 1m miên man, giá có thể lên tới hàng nghìn đô. Bộ lông con này rất dày và đẹp, tiếng gáy nhẹ nhàng êm tai nên gà Tân Châu rất được ưa chuộng để nuôi làm cảnh ở Việt Nam.

Gà tre Mỹ

Gà tre Mỹ (hay còn gọi là gà đá gà chiến Mỹ) là loại gà có bản tính hung hăng, dữ tợn, bo đá lớn, tốc độ nhanh nhảu, cứ thấy đối thủ là xông tới đá liên tiếp ngay nên rất ưa chuộng cho thú vui chọi gà. Gà tre Mỹ thường được lai tạo phối cảnh với giống gà Peru, gà asil và gà rừng để tăng tốc độ đá, đặc tính hung bạo và khả năng bay cao hơn, lực đá chân mạnh hơn.

Gà này có hình dáng tổng thể thon gọn, bộ lông dày, màu sắc lại sặc sỡ.

Gà serama

Gà serama có nguồn gốc từ bên Malaysia, là giống gà có kích thước nhỏ nhất thế giới, chỉ nặng khoảng từ 0.5kg. Gà đẹp với đặc điểm nổi bật nhất là bộ ngực vươn lên vạm vỡ, đầu ưỡn về phía trước, dáng đứng thẳng tắp, hiên ngang, vương giả như chiến binh độc mã nên rất được giới chơi gà ưa chuộng.

>>> Giống gà khổng lồ Nam Mỹ <<<

Trên đây là những thông tin đặc điểm cũng như nguồn gốc của giống gà tre mà trangtraiga muốn cung cấp cho các bạn. Gà tre là loài đặc biệt cần có sự bảo tồn và chăm sóc kỹ lưỡng đó bạn nhé!