Bệnh CRD ở gà – Cách nhận biết sớm và điều trị bệnh trên đàn gà

Bệnh CRD ở gà là gì, bà con đã biết chưa? Vậy để tìm hiểu về loại bệnh này cũng như cách trữa trị kịp thời đúng lúc nhất, thì bà con cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp bà con rất nhiều trong việc chăn nuôi của mình.

Bệnh CRD ở gà là bệnh gì?

mắt gà bị kéo màng trắng crd
Mắt gà bị kéo màng trắng

Khái niệm bệnh CRD ở gà

Bệnh CRD ở gà là bệnh hô hấp mãn tính, với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là bệnh rất phổ biến ở gia cầm trong giai đoạn chuyển mùa, xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà. Tuy nhiên nhóm gà ở đội tuổi từ 3 – 6 tuần và gà mái sắp đẻ sẽ dễ bị mẫn cảm với bệnh này hơn. Bệnh làm giảm chất lượng thịt của gà, khả năng tăng trọng và giảm năng suất trứng. Đặc biệt bệnh càng thêm nguy hiểm hơn khi ghép với các bệnh do vi khuẩn E.coli, ND, IB,…

Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà

Nguyên nhân gây ra bệnh crd ở gà là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Vi khuẩn này sống chủ yếu trên cơ thể của gia cầm và gây bệnh, khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày trong phân, còn dụng cụ chăn nuôi nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng như chuồng trại thì sẽ tồn tại trong môi trường từ 4-5 ngày.

Bệnh Crd trên gà
Bệnh Crd trên gà

Nếu gà bị bệnh mà không được cách ly thì chúng sẽ rất dễ lây sang gà khỏe mạnh. Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh sẽ được lây truyền qua trứng, khả năng đàn con được ấp ra bị bệnh CRD là rất cao. Bệnh dễ bị bùng phát khi thời tiết thay mùa, nhất là vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, cắt mỏ và chuyển chuồng.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh crd ở gà

Bệnh CRD ở gà thường có triệu chứng sau đây: Gà hay vẩy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi và thở khò khè. Gà còn giảm ăn, chậm lớn, tỷ lệ đẻ trứng giảm tới 10-40%, tỷ lệ ấp nở thấp và gà con đẻ ra rất yếu.

Ngoài ra nếu gà bị CRD rất dễ xảy ra bệnh E.coli, hai bệnh này thường xảy ra cùng nhau. Gà bị hai bệnh này thường có biểu hiện sốt rất cao, tỷ lệ chết rất cao, lên tới 30%. Ở gà mái thì trứng đẻ ra bị méo mỏ và sẽ có những vệt lốm đốm. Nếu không được điều trị tốt và đúng cách thì gà sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao.

Đó là biểu hiện bên ngoài còn nếu bên trong khi mổ gà ra bà con nếu thấy những biểu hiện sau thì chính xác là gà bị CRD:

  • Khí quản sung huyết
  • Xuất huyết và chứa đầy dịch bọt dính chặt vào niêm mạc khí quản
  • Túi khí viêm dày, đục và có thể có bã đậu
  • Viêm phổi ở nhiều mức độ khác nhau như viêm phổi và hoại tử,…
  • Nếu có kế phát E.coli sẽ gây viêm màng bao tim và mang bao gan.
  • Trên gà đẻ thấy ống dẫn trứng bị sưng, thủy thũng, và vòi trứng có dấu hiệu bị viêm

Phương pháp điều trị bệnh CRD ở gà

Triêu chứng của bệnh crd ở gà
Triêu chứng của bệnh crd ở gà

Bà con nên sử dụng theo các  phác đồ sau: Thuốc BIO-TILMICOSIN với liều lượng có tỷ lệ sau 1ml/12,5kg thể trọng hoặc 0,3ml/lít nước uống. Với liều lượng này nên cho uống liên tục trong 3 ngày giúp gà khỏe mạnh và đánh bay virus.

Gà bị CRD mà có nghi ngờ bị mắc thêm bệnh do vi khuẩn E.coli thì nên sử dụng thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS cho kết quả rất công hiệu.

Ngoài ra cần sử dụng thêm chất điện giải như BIO VITA-ELECTROLYTES hoặc BIO-ELECTROLYTES để tăng sức để kháng cho gà.

Bà con cũng có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh Tilmiguard Solution để điều trị về đường hô hấp của gà được hiệu quả hơn.

Cả gà khỏe mạnh lẫn gà bị CRD nên tiêm thêm dung dịch vitamin+acid amin+khoáng: Oligovit Inj để giúp gà tăng cường sức đề kháng cũng như khỏe mạnh hơn .

Nếu mổ khám thấy có nhiều dịch nhầy trong đường hô hấp có thể bổ sung thêm Bromhexin dùng từ 2-3 ngày trong suốt quá trình điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh CRD ở gà để tránh tái phát

Tiêm phòng bệnh crd
Tiêm ngừa bệnh CRD ở gà

Đầu tiên để phòng ngựa bệnh bà con nên tách những con bị bệnh với những con gà khỏe mạnh để tranh lây lan ra cả đàn. Sau khi cách ly xong, nên vệ sinh chuồng trại, máng thức ăn và nước uống sạch sẽ. Phun thuốc sát khuẩn cho chuồng trại thường xuyên để tránh cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây ra mầm bệnh.

Ngoài ra, bà con cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, nên chăm sóc để gà có đủ chất dinh dưỡng giúp gà chống lại mọi bệnh tật gây hại và có sức để kháng tốt hơn.

Nên mua những con giống ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng của gà con thì trong quá trình trưởng thành gà mới phát triển khỏe mạnh được. Vì những nơi bán gà uy tín, gà con sẽ được tiêm phòng Vacxin bệnh crd ở gà đầy đủ để tránh các mầm bệnh thường xuyên xảy ra.

Còn nếu bà con nuôi gà từ giai đoạn ấp trứng nên tiêm vacxin cho gà đẻ và gà giống theo từng giai đoạn khác nhau. Lần 1: từ 8-10 tuần tuổi, lần 2: trước khi gà đẻ một tháng. Tiêm phòng để giúp hệ miễn dịch truyền sang trứng và gà con, giúp phòng bệnh cho gà con đến 3 tuần tuổi.

Lưu ý: Trước khi chủng ngừa vacxin sống cho gà thì nên lấy huyết thanh để kiểm tra kháng thể của gà. Nếu âm tính thì mới có thể chích vacxin chủng sống. Không nên sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid và Quinolon trong 10 tuần sau khi làm vacxin MG giống.

Bà con đang chăn nuôi gà nên lưu ý đến các dấu hiệu của bệnh CRD ở gà để phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Bài viết trên đây cung cấp đủ thông tin giúp bà con kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn. Chúc bà con chăn nuôi đạt hiệu quả.