Bệnh E coli ở gà – triệu chứng và phác đồ điều trị hiệu quả

Bệnh E coli ở gà là gì? Phác đồ điều trị ra sao? Và nó nguy hiểm như thế nào? Chúng tôi sẽ mách bà con những thông tin cần thiết về bệnh E coli ở gà trong bài viết dưới đây.

Bệnh E coli ở gà là bệnh gì?

Bệnh Ecoli ở gà

Bệnh E coli ở gà là gì?

Bệnh E coli ở gà là bệnh do vi khuẩn E – coli gây ra, có tính chất phức tạp tùy thuộc vào khu vực cư trú. Và cách thức gây bệnh được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Bệnh xảy ra ở cả gà mới nở cho đến gà trưởng thành, gà đẻ trứng và gà giống.

Nguyên nhân của bệnh e coli ở gà

  • Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh E coli ở gà là do vi khuẩn E coli. Phân của gà bị mắc bệnh cũng là một tác nhân truyền bệnh cho trứng khiến cho gà mới nở bị mắc bệnh. 

  • Bệnh cũng có thể lây lan từ ống dẫn trứng hoặc buồng dẫn trứng từ gà mẹ bị nhiễm bệnh E coli sang gà con.

  • Trong quá trình ấp trứng, máy ấp trứng có chứa mầm bệnh và không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Bệnh cũng có thể lây lan trong quá trình giao phối dẫn cho cả đàn giống bị chết do bị nhiễm bệnh E coli.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi gà bị e coli

Triệu chứng bên ngoài khi gà mắc bệnh e coli

Gà bị bệnh thường có dấu hiệu không rõ ràng. Triệu chứng chung nhất như: gà con bị mềm nhũn, gầy gò, ủ rũ, xù lông và khó thở, mắt gà bị kéo màng trắng. Gà ỉa chảy và phân có màu hơi trắng xanh và nhiều nước. 

Đi loạng choạng không vững, đầu và cổ lắc lư, cơ thể nặng nề dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoặc viêm da. Gà đa phần nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chết sau 5 ngày đầu phát bệnh

Đối với gà trưởng thành, do có sức đề kháng tốt hơn nên tỷ lệ chết sẽ thấp hơn. Tuy nhiên đối với gà đẻ trứng, thì bà con sẽ nhận thấy tỷ lệ đẻ trứng giảm mạnh, bỏ ăn và gầy gò, có thể bị bại liệt.

Bệnh tích bệnh e coli trên gà

Bệnh tích bệnh ecoli trên gà
Bệnh tích bệnh ecoli trên gà

Tùy thuộc vào thể khác nhau sẽ có những bệnh tích khác nhau, đa phần sẽ phổ biến một số thể sau và kèm theo hình ảnh về bệnh ecoli giúp bà con nhận biết rõ hơn.

  • Thể viêm rốn – nhiễm trùng lòng đỏ trứng. 

Bệnh tích ở gà con
Bệnh tích ở gà con

Bệnh tích thường thấy ở gà con sống được 4 ngày tuổi như viêm màng ngoài tim, lòng đỏ còn sót lại nhiều không tiêu được khiến bụng trương to, chậm phát triển, rốn hở với nhiều dịch viêm.

  • Thể viêm da

Thể này sẽ thường thấy ở gà thịt, tập trung ở thân sau, cung đầu và xung quanh hốc mắt.  Biểu hiện bên ngoài là viêm kết mạc mắt, viêm xoang ở vùng đầu khiến cho đầu và mắt sưng to lên. Manh tràng sưng, hình thành tổ chức viêm dưới khớp

  • Thể bệnh tiêu chảy

Gà sẽ có biểu hiện là đi ỉa phân trắng hơi xanh dẫn đến mất nước, cơ thể gầy gò. Khi kiểm tra bộ phận bên trọng của gà bị bệnh sẽ thấy đường ruột màu nhạt vàng, bị phồng lên, ở manh tràng bị sưng to và xuất hiện nhiều dịch bọt.

  • Viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc cấp tính

Bênh tích ở gà
Bênh tích ở gà

Bà con sẽ thấy ở những con gà bị bệnh phần niêm mạc ở ống dẫn trứng bị dày lên, có nhiều chất casein xung quanh trứng tạo thành mùi hôi, viêm phúc mạc. Dẫn đến ngày đẻ trứng gà đẻ không được.

  • Viêm dịch hoàn

Khi mổ ra sẽ thấy dịch hoàn bị sưng, cứng, có biểu hiện viêm nhiễm, thậm chí hình dạng bị thay đổi và bị hoại tử. 

  • Thể nhiễm trùng toàn thân

Bệnh tích ở gà con
Bệnh tích ở gà con

Thể nhiễm trùng huyết: khi mổ sẽ thấy viêm phế quản, viêm phổi, viêm túi khí. Trong trường hợp viêm túi khí, sẽ thấy bên trong có nhiều chất dịch nhầy màu trắng.

Thể u hạt: Bệnh tích sẽ xuất hiện khá rõ ở gan ruột, manh tràng

Cách chữa gà bị ecoli, phác đồ chi tiết từ thú y

Các bước chữa bệnh Ecoli
Các bước chữa bệnh Ecoli

Điều trị càng sớm, càng tốt sẽ giúp bệnh E coli ở gà giảm nhanh hơn. Bà con có thể tham khảo các phác đồ sau đây để biết được cách điều trị chính xác nhất. Lưu ý nên sử dụng một trong những phác đồ sau đây.

Dùng thuốc theo từng giai đoạn của gà.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh có thành phần Lincomycin + Spectinomycin cùng với thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycyclin (hoặc Gentamycin + Tylosin) để tiêm cho gà. 

  • Lưu ý khi sử dụng thuốc này cần cho gà uống thêm Paracetamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau khi tiêm thuốc kháng sinh 2 giờ để bổ trợ, tăng sức đề kháng. 

  • Đồng thời cho gà dùng thêm TKS – Men tiêu hóa sống cao tỏi liều lượng pha 3g/lít nước để chúng uống liên tục trong 5 ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định trở lại. 

Sử dụng thuốc kháng sinh tiêm vào bắp trong trường hợp gà bị nặng

Với phác đồ dưới đây, tiêm trực tiếp vào bắp gà liên tục từ 3-5 ngày:

  • Colchicin : liều lượng dùng 1cc/5kg thể trọng.
  • Vimetryl 5% : liều lượng dùng 1cc/3-5kg thể trọng.
  • Vimexyson C.O.D : liều lượng dùng 1cc/5kg thể trọng.

Ngoài ra cần bổ sung thêm chất điện giải và vitamin giúp gà tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm sạch ruột. Với phác đồ dưới đây sẽ cho uống từ 1-2 ngày sau khi tiêm thuốc vào bắp.

  • Vime C Electrolyte:  liều lượng dùng 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 – 5 ngày.

  • Aminovit: liều lượng dùng gói 100g pha cho 500 lít nước uống.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bà con nên dùng những loại thuốc kháng sinh đặc trị dưới đây nếu gà mắc bệnh E coli, đảm bảo sẽ hiệu quả.

  • Coli – vinavet: Có thể dùng để pha với nước hoặc trộn với thức ăn, liều lượng sử dụng 1gr/3kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục 3 – 4 ngày.

  • Coli – KN: Dùng để tiêm vào bắp thịt hoặc tiêm dưới da, liều lượng sử dụng 1ml/2kg thể tròng/ngày, cho dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.

  • Coli – SP: Dùng để tiêm vào bắp thịt, liều lượng sử dụng 1ml/10kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

  • Chlortetradexa: Dùng để tiêm vào bắp thịt, liều lượng 1ml/5kg thể trọng/ngày, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày. 

  • Neotesol: Dùng để pha với nước uống hoặc trộn đều với thức ăn, liều lượng 100mg/1kg thể trọng/ngày, cho dùng liên tục từ 3 – 4 ngày

Phương pháp phòng bệnh ecoli hiệu quả

Các bước phòng bệnh ecoli
Các bước phòng bệnh ecoli

Đầu tiên luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết giúp gà phát triển đúng theo từng giai đoạn.

Định kỳ 1 lần một tuần, khử khuẩn, vệ sinh máy ấp trứng để tránh bệnh bị lây nhiễm sang đàn gà giống. Hàng ngày vệ sinh dụng cụ đựng thức ăn nước uống, tránh để thức ăn thừa, ôi thiu tạo môi trường bị nhiễm bẩn.

Định kỳ bổ sung vitamin, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt trong những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.

Bệnh E.coli có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm nên việc tiêm phòng vaccine thường kém hiệu quả.

Ngoài ra con rất nhiều bệnh rất nguy hiểm đối với gà, bà con có thể tham khảo cách bệnh đó ở đây.

Có nên ăn gà bị bệnh e coli không?

Bệnh E Coli là bệnh rất nguy hiểm trên gia cầm, không những thế nó còn nguy hiểm trên cả người, Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu mới cho thấy dòng vi khuẩn E coli được tìm thấy ở những sản phẩm thịt gà có thể lây truyền sang người một số bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

Vậy nên không nên ăn gà bị mắc bệnh E coli, sử dụng nguồn thịt đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho bạn và chính gia đình bạn.

Trên đây là bài viết về bệnh E coli ở gà do chúng tôi sưu tầm được. Chúc bà con có thêm được nhiều thông tin hơn về bệnh để giúp cho đàn gà của mình phòng chống bệnh hiệu quả nhất