Các bệnh thường gặp ở gà, cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm tránh lây lan trên đàn gà

Trong chăn nuôi gà việc chăm sóc sức khỏe phòng trừ các bệnh thường gặp ở gà giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi việc chăm sóc gà kém sẽ khiến cho đàn gà dễ phát sinh dịch bệnh dẫn đến gà chết, hiệu quả kinh tế thấp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những loại bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh cho từng loại gà giúp người nuôi chăm sóc đàn gà khỏe mạnh, đạt hiệu quả cao.

Các bệnh thường gặp ở gà thả vườn và cách phòng trị

Gà thả vườn
Bệnh ở gàTriệu chứngCách phòng trị
Bệnh tụ huyết trùng (*)Gà  thở nặng, thở phát ra tiếng, phần đầu bị sưng. Đi lại khó khăn– Sử dụng định kì kháng sinh nhẹ Tetracilin hoặc Furazolidon  trộn vào thức ăn cho ăn liên tục trong 5 ngày.
– Đối với gà bị bệnh sử dụng thuốc: Via Quino 100, Via Gentamox, Az Moxyl 50S, Az Genta Tylosin
Bệnh cầu trùngGà ốm yếu, sệ cánh, biếng ăn, đi không vững dễ ngã, hậu môn lẫn máuSử dụng Rigecoccin, Furazolidon trộn vào thức ăn 35-40g/tạ cho gà ăn cho đến lúc khỏi bệnh.
Hoặc sử dụng Az Diazuril Oral, Via Coxtoltral để ức chế sự phát triển của cầu trùng
Bệnh giun sánGà chậm lớn, còi cọc, chậm chạpSử dụng thuốc đặc hiệu: Viamectin25 tẩy giun, thuốc Alben Forter đặc trị sán, giun các loại và ấu trùng, Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán
Bệnh bạch lỵ thương hànTiêu chảy, phân gà màu trắng bết dính ở hậu môn
Gà thả vườn bị bệnh sẽ ủ rũ, bụng phình to, ăn ít
Bổ sung khoáng chất, Vitamin nâng cao sức đề kháng: B Complex K3+C, các thực phẩm bổ sung men đạm sữa,..
Với gà bị bệnh sử dụng thuốc đặc trị tiêu chảy Az.Oxonic. Một số loại thuốc khác như: men tiêu hóa, Via.Gentacos, Via Moxyl 15s, Ampicolin.
Bệnh khô chânGà chán ăn, mất nước dẫn tới sụt cân, gầy gò chân co quắp lạiPhòng bệnh bằng cách vệ sinh khử trùng chuồng trại sạch sẽ, bổ sung cho gà các chất điện giải.
Đối với gà bị bệnh sử dụng thuốc Az Quinotec, Via Costrim, Dizavit-plus

Các bệnh thường gặp ở gà con mới nở

Gà con

Với gà con mới nở thường mắc một số chứng bệnh sau:

  • Gà con yếu, nặng bụng: Lông gà con bết dính, gà con yếu, nặng bụng, gà bị co giật, khó giữ được thăng bằng, tỉ lệ sống thấp
  • Bệnh chân ngắn, cánh ngắn: Chân gà con yếu khó đứng vững, cánh gà ngắn, đầu to mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông gà bết dính.

  • Bệnh khoèo chân ở gà con: Khớp xương chân của gà bị lệch, gà con đi bảng gối, khuỷu chân.
  • Bệnh động kinh: gà con hoạt động hỗn loạn, tăng động, đầu ngả ra phía sau, mặt hướng lên trời, hoặc đầu cúi gục ở bụng. Điều này khiến gà kiệt sức, không ăn uống được.

  • Bệnh bết dính lông khi nở: chất dịch dính bịt kín mũi khiến gà con khó thở, chết ngạt hoặc lông gà bết, chậm mọc lông, chậm lớn.

Nguyên nhân gây bệnh ở gà con thường do chất lượng trứng, quy trình ấp trứng không đảm bảo. Mô hình nuôi gà không đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật. Thức ăn cho gà không được đảm bảo. Để phòng tránh một số bệnh thường gặp ở gà con mới nở, người nuôi cần chú ý:

  • Đảm bảo chất lượng trứng ấp
  • Chuồng trại chăn nuôi cần được vệ sinh sát trùng thường xuyên. 
  • Bổ sung đầy đủ thức ăn, nước uống, các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho gà con.
  • Lưu ý lịch tiêm vắc xin của gà để tiêm định kì giúp phòng trừ bệnh cho gà con.

Các bệnh thường gặp ở gà đẻ trứng và cách phòng trị

Các bệnh thường gặp ở gà đang đẻ trứng
Mà mái đẻ
Loại bệnhTriệu chứngCách phòng trị
Bệnh Salmonella – Bệnh Thương hànGiảm chức năng sinh sản, trứng dị dạng. Bệnh kéo dài có thể khiến gà chếtDùng Tetracyclin, Az Oxonic, ViaMoxyl 15S hoặc Oxytetracycline trộn vào thức ăn
Với con yếu dùng Spectinomycin để tiêm
Bệnh còi xương
Xương gà mềm, dáng đi khập khiễng, xương chân và cánh gà dễ gãy, sản lượng trứng thấp, trứng có vỏ mỏng.
Bổ sung cho gà khoáng chất Calziphos Plus, tăng lượng thức ăn, các loại thuốc bổ sung vitamin: AD – BComplex, Vita, Vitamino,..
Bệnh lòi dom ở gàPhần cuối của hệ thống sinh sản của gà bị lòi ra ngoài và không trở lại bình thường được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử,..Sử dụng một số loại thuốc: Lincomycin kết hợp Spectomycin, Az Gentamax, hoặc  Oxytetracylin kết hợp Kanamylin

Các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách phòng trị

Gà chọi
Gà chọi
Loại bệnhTriệu chứngCách điều trị
Bệnh viêm phế quản


Gà thở khò khè, biếng ăn, lông cánh xơ xác, thường nằm ở dưới nguồn nhiệt
– Tách gà bệnh riêng và khử khuẩn chuồng trại tránh lây lan
– Sử dụng một số loại  thuốc Sanfotofin, hoặc kháng sinh Tylosin điều trị đường hô hấp và Gentamyci
– Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Bệnh dịch tảGà bỏ ăn, gục đầu, lông xù, gà khó thở, ho liên tục. Phân gà có màu xanh,trắng dạng lỏng có lẫn máu.Một số thuốc phòng:  ND-IB vaccine, Bayovac®Poulshot® IB, Strain La Sota + Strain H52 Strain La Sota
Điều trị bằng thuốc bổ để trợ sức như Thuốc điện giải, đường Glucose, B Compvit, Han vitC…. Kết hợp dùng một số kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống Hamcoli Forte, Gentacostrim, Enrotril-100, Hampiseptol…
Bệnh đậu gàXuất hiện các hạt mụn giống hạt đậu ở các bộ phận như miệng, đầu, mắt.Bôi dung dịch  1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu, 
Bổ sung các loại Vitamin đặc biệt Vitamin A
Phun sát khuẩn thường xuyên
Bệnh hô hấp mãn tínhGà kém ăn, chảy nước mũi, thở khò khè, gà ủ rũ kém linh hoạtGà bị bệnh điều trị bằng kháng sinh Tylosin, Gentamycin kết hợp phun khử khuẩn chuồng trại.

Ngoài ra, các giống gà chọi vẫn  có nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh Newcastle, bệnh Gumboro, cúm gia cầm,… Để phòng và trị bệnh cho gà chọi tốt nhất bạn cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn khu vực nuôi nhốt, dụng cụ ăn uống. Bên cạnh đó để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho gà cần bổ sung nguồn thức đầy đủ, chất lượng, thực hiện đúng lịch tiêm vacxin và các biện pháp phòng trị cho gà chọi ngay khi còn nhỏ.

Trên đây là tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà và cách phòng trị. Qua bài viết này hy vọng người chăn nuôi có thể bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích về các loại bệnh ở gà và cách phòng tránh.